Cá Thòi lòi

Nếu cá sấu được xem là loài đặc biệt sống dưới nước và trên cạn. Thì cá thòi lòi còn độc đáo hơn bởi chúng có thể trèo lên cây. Đây là loài cá dữ ăn tạp. Và chúng rất dữ đối với môi trường thủy sinh. Chúng từng được các nhà điện ảnh Mỹ hư cấu thành những loài cá ăn thịt người của vùng nước lợ.

Trong các trò chơi Team Building, nếu ở nơi khác, bạn chơi trò “Tát đìa bắt cá lóc”, thì ở Vàm Sát, bạn có thể đặt hàng được thử thách với trò “Tát đìa bắt cá thòi lòi”. Chúng nhanh và khá thông minh trong việc lẩn trốn.

Vì sao gọi là cá Thòi lòi?

Cá thòi lòi có hình dáng khác biệt so với những dòng cá khác. Bề ngoài của chúng khá xấu xí. Điểm đặc biệt của cá thòi lòi chính là đôi mắt to, tròn và lồi ở trên đỉnh đầu. Khi bơi dưới nước, người ta thấy hai con mắt chúng lồi lên trên. Chính vì thế người ta gọi là cá “thòi lòi”.

Ngoài ra, da của chúng có một lớp nhớt và có đốm ánh xanh giống da cá bống sao. (Tuy nhiên da của chúng lại khá xù xì). Nên nhiều nơi còn gọi chúng là “cá bống nhảy”.

Tên tiếng Anh của cá thòi lòi là Giant Mudskipper. Nhưng người dân Vàm Sát vẫn đặt cho chúng cái tên khác là “Jumping fish” (con cá biết nhảy) nhằm giải nghĩa cho du khách nước ngoài dễ hiểu hơn.

(Tìm hiểu thêm về cá thòi lòi tại đây)

Thòi lòi sống ở đâu

Cá Thòi lòi sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Hang của chúng có thể dài đến vài mét, nhiều ngóc ngách. Một con sẽ đào từ 3 – 4 chiếc hang để dễ dàng ẩn nấp. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.

Cá có khả năng di chuyển trên mặt bùn khá nhanh, gần như chạy nhảy. Đặc biệt, chúng có thể búng lên hoặc nhảy lên bờ. Thậm chí trèo lên cây. Nguyên do ở phía dưới ngực, (khu vực gần đầu cá) có 2 chiếc vây ngực to và khá lớn. Đây chính là điểm đặc biệt giúp chúng có thể di chuyển trên mặt bùn đất, và bám chặt lên cây.

Cá Thòi lòi có tài “hóa trang” rất giỏi với môi trường. Khi nằm trên cây, chúng sẽ chuyển màu nâu của thân cây. Còn khi di chuyển trên bùn, da chúng chuyển sang màu xanh đen. Bạn khó có thể nhận ra nếu chúng nằm im. Với hệ thống hô hấp bằng phổi cá thòi lòi có thể thở trên cạn. Khi dưới nước thì dùng mang. Khi trưởng thành, cá lớn khoảng 27 cm.

Cấu tạo trên lưng cá thòi lòi có 2 đoạn vây lớn. Đoạn gần đầu, vây xòe hình quạt. Phía dưới, vây có hình vát nhọn về phía đuôi. Khi gặp nguy hiểm, chúng sẽ di chuyển xung quanh há miệng, và dựng toàn bộ vây lên để dọa kẻ địch.

Thòi lòi ăn gì

Cá Thòi lòi là loài háu ăn. Thức ăn của loài cá này là tôm, tép và các loại cá nhỏ hơn… Bên cạnh đó, chúng còn là loài khát máu tàn ác đối với chính đồng loại. Nếu trong bầy, có 1 con bị thương, lập tức những con khác lao vào cắn xé ăn thịt ngay. Cũng chính vì thế, cá Thòi Lòi dễ bắt hơn bất kỳ con cá nào. Bạn chỉ cần thả lưỡi câu xuống và kéo nhử không cần mồi, chúng cũng lao theo đớp cho bằng được.

Ẩm thực Thòi lòi Vàm Sát

Trước kia, cá thòi lòi là món ăn của người dân nghèo vùng biển. Họ làm cá, bỏ da, dùng dao khứa những lá nhỏ trên lưng cá rồi ướp nước mắm, tiêu ớt. Sau đó kho ba lửa đến khi cá ửng màu hổ phách… Khi cắn miếng cá, những vị bùi, ngọt thơm cứ tranh nhau lấn ná trong miệng, làm người ăn phải xuýt xoa. Còn giờ đây, người dân đã chế biến theo nhiều cách. Trong đó có cá thòi lòi nướng muối ớt; Gỏi thòi lòi lá lìm kìm; và Chả Thòi lòi cuộn tôm là những món đặc trưng của Vàm Sát.

Thòi lòi nướng muối ớt

Trước khi nướng, đầu bếp Vàm Sát sẽ làm sạch cá. Bôi lên một lớp muối ớt hột rồi mới nướng. Do chiều dài thân cá thòi lòi chỉ khoảng 30 cm, nên đầu bếp sẽ phải dở đều tay. Khi da thòi lòi vừa ửng vàng, có mùi thơm là lúc cá chín. Khi đó đầu bếp Vàm Sát sẽ bôi lên một lớp mỡ hành để tăng thêm mùi vị. Việc còn lại là bày lên đĩa, cùng một ít rau xanh trang trí, và mang lên bàn cho thực khách.

Mặc dù hình thù của cá thòi lòi sau khi nướng trông khá gớm ghiếc. Nhưng khi rẻ cá ra, bạn sẽ thất thịt chúng trắng, và thơm ngon. Đặc biệt, dù bạn để cá nguội vẫn không có mùi tanh. Nếu gặp con cái, bạn sẽ thấy trứng của chúng rất nhiều và bùi bùi. Tạm nhà hàng Vàm Sát, cá thòi lòi nướng muối ớt đã được tẩm vừa miệng. Nhưng bạn vẫn có thể chấm thêm với nước mắm ngọn, mắm nêm, hoặc muối ớt mà nhà hàng đã chuẩn bị.

Gỏi thòi lòi trộn lá lìm kìm

Cũng từ món cá Thòi lòi nướng muối ớt, nhà hàng Vàm Sát lại chế biến thêm món gỏi Thòi lòi trộn lá lìm kìm. Đây là một loại rau rừng đặc trưng của Vàm Sát. (Xem thêm về rau Lìm Kìm tại đây).

Tuy nhiên để làm món này, nhà hàng chỉ nướng cá không tẩm muối ớt hay gia vị. Sau khi cá chín, đầu bếp sẽ xé nhỏ cá thành từng miếng vừa miệng. Sau đó trộn với rau lìm kìm có vị chua nguyên chất. Cùng một số rau khác, và hành củ trang trí như các món gỏi thông thường.

Món gỏi này ăn chung với bánh phồng tôm. Thực khách sẽ gắp miếng cá và lá lìm kìm kẹp vào giữa miếng bánh phồng tôm. Sau đó chấm nước mắm ngọt của nhà hàng chế biến. Bỏ vào miệng để cảm nhận vị chua ngọt, đậm đà của thịt cá và lá lìm kìm sực sực. Quả thực, đây là món không thể thiếu để du khách khai vị trong những buổi nghỉ ngơi tại Vàm Sát.

Chả thòi lòi cuộn tôm

Đây là món do nhà hàng Vàm Sát sáng tạo chế biến. Nhiều du khách còn gọi tắt thành món “Chả cuộn lòi tôm”. Nguyên vật liệu chính để chế biến món này là thịt cá thòi lòi được xay nhuyễn làm thành chả cá như thông thường. Sau đó cuộn vào 1 con tôm đã hấp chín. Đồng thời bọc bên ngoài bằng rong biển thay cho “bánh tráng”. Và đưa vào chảo dầu chiên. 

Khi Chả thòi lòi cuộn tôm đã chín, đầu bếp Vàm Sát sẽ bày lên đĩa. Đồng thời trang trí một số rau và cà chua được tỉa hoa hồng. Thực khách khi thưởng thức sẽ chấm chung với nước mắm chua ngọt của nhà hàng (hoặc nước chấm khác tùy thích). Món chả thòi lòi cuộn tôm sẽ đưa đến cho quý khách vị đậm đà của thịt cá và tôm ngọt, cùng với vị mát của rau rong biển khiến ai cũng phải… gọi thêm đĩa nữa!