Vịt nước mặn hay còn gọi là Vịt đầm lầy, hoặc vịt không mỡ. Đây là những con vịt biển được nuôi thả tự nhiên trong hệ thống đầm nước mặn của Vàm Sát.
Thức ăn của chúng là tôm cua chết hoặc yếu trong các đầm thủy hải sản. Điều này giúp cho việc nuôi tôm cua cũng ngăn được dịch bệnh. Đồng thời, do vận động trong môi trường tự nhiên, vịt nước mặn có thịt chắc. Đặc biệt, dưới lớp da của chúng rất ít mỡ. Mỗi con có trọng lượng từ 2,3 đến 3 ký.
Vịt ba món Vàm Sát
Từ nguồn nguyên liệu tự nhiên này, Vàm Sát đã chế biến thành “Vịt ba món”. Gồm 1 con vịt trọng lượng khoảng 2 – 3kg, (dành cho gia đình 4 người) làm 3 món:
1. Vịt quay lu
Thực khách sẽ được cảm nhận một vị ngon lạ. Bởi da vịt được quay chín đỏ, dòn, cùng thịt vịt mềm, không mỡ, thơm ngon. Để khẩu vị trở nên đa dạng, phần vịt quay lu còn được thưởng thức kèm với rau Bui (hay còn gọi Sơn Cúc 2 Hoa). Đây là loại rau đặc biệt của vùng rừng ngập mặn. Vị của rau…. Theo nhiều tài liệu, rau Bùi có tính dược làm ấm cơ tì. Thực khách có thể cuộn 1 lá rau bùi với thịt vịt quay lu cùng nước chấm xứ ngập mặn nơi đây, sẽ cảm nhận được vị ngon lạ mà chỉ ở Vàm Sát mới có.
2. Gỏi Vịt rau rừng
Rau lìm kìm là loại thân leo, bò trườn, sống trong rừng vùng đất phèn mặn. Điểm đặc biệt của lá lìm kìm là mùi vị thay đổi theo sáng sớm, trưa, chiều tối: chua chua hậu ngọt, chát hăng, chua chát….Nên để lá có vị chua chua và ít chát đặc trưng thì người địa phương sẽ hái vào lúc sáng sớm, khi mặt trời vừa ló dạng. Lúc này lá sẽ tươi non mơn mởn, điểm vị chua nhẹ và giòn thơm hơn. Thịt vịt luộc vừa tới, trộn rau lìm kìm, hành tây và cà rốt bào sợi. Khi nhắc tới món gỏi thể không nhắc tới phần nước chấm . Nhà bếp đã rất tinh ý khi pha nước mắn chấm gỏi hơi ngọt một chút để kèm với vị chua của rau lìm kìm.
3. Cháo Vịt
Cháo được nấu từ gạo thơm có đậu xanh và nấm rơm. Cảm giác hí hà húp một chén cháo nghi ngút khói, giữa một khu rừng ngập mặn xa xôi hẻo lánh thật khó tả.
Ngoài ra, nước chấm cũng được làm bằng gan vịt. Đây là loại nước chấm độc đáo đi kèm món do nhà hàng Sàm Sát thực hiện.